Cây Dầu Rái
Điều kiện tự nhiên để trồng Cây Dầu Rái
Khi trồng Cây Dầu Rái, bà con nên chọn các vùng có đất đỏ nâu trên đá bazan, đất xám, đất granit và phù sa cổ dưới rừng thứ sinh nghèo kiệt để trồng rừng là thích hợp.
Đào hố trồng Cây Dầu Rái
Khi tiến hành làm đất, bà con chú ý:
Hố có kích thước 30x30x30cm để trồng cây con 3 tháng tuổi. Còn hố 40x40x40cm để trồng cây con 1 năm tuổi
Mật độ Cây Dầu Rái
Lấp hố trồng cây
Sau khi cuốc hố phải để ải ít nhất 1/2 tháng. Sau đó mới tiến hành lấp đất xuống hố, lấp lớp đất mặt xuống 1/2 hố.
Mật độ trồng Cây Dầu Rái
Với cự ly 6,0mx3,0m thì trung bình mật độ sẽ là 550 cây/ha. Mật độ này chỉ áp dụng cho rừng Dầu Rái. Nếu kết hợp với những cây khác thì phải xem tầng cao và kích cỡ của cây trồng xen.
Đối với các loài cây bụi như: Đậu Tràm (cụ ly: 6×1,5m) thì tổng trồng xem có thể là 1100 cây/ha.
Đối với các loại cây gỗ nhỏ hoặc cây gỗ lớn như Keo Lá Rràm, Keo Lai, Muồng Đen (cự ly 6×2,0m) tổng 830 cây/ha.
Còn các cây có tán cao ngang ngữa Dầu Rái như Đào Lộn Hột (cự ly: 6x3m) tỉ lệ là 50% – 50% túc tổng cả hai chỉ 550 cây/ha.
Thời vụ trồng Dầu rái
Thông thường, việc trồng cây giống tiến hành vào mùa mưa. Nên ở nước ta, trồng Cây Dầu Rái thích hợp nhất là từ tháng 5-7 hàng năm chậm nhất là 30/7. Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền có sự khác nhau chút ít. Mùa mưa ở Duyên hải Miền trung muộn từ tháng 09 – 10 dương kéo dài ra tháng 01 (trùng với thời gian gió mùa đông bắc lạnh) Vì thế, mùa mưa của Duyên hải còn kéo theo thời tiết giá lạnh. Trồng cây vào lúc mưa là tốt. Nhưng giá lạnh thì cây cũng khó phát triển. Nên các tỉnh Duyên Hải có thể chọn trồng cây đầu mùa mưa. Lúc đó, thời tiết chưa lạnh lắm để cây phát triển. và 03 tháng đầu màu mưa, đủ để cây bén rễ và sống, trước khi mưa lạnh tới. nên, thời gian trông cây ở Miền duyên hải Nam Trung Bộ có thể kéo dài tháng 8, 9, 10 và thậm chí tháng 11 dương lịch.
Kỹ thuật trồng Cây Dầu Rái
Trước tiên, dùng cuốc trộn lại đất trong hố để làm tơi đất. Sau đó lấp thêm đất cho đầy hố và đào một lỗ sâu khoảng 25cm.
Cây Dầu Rái cơ bản
Khi trồng, một tay đỡ bầu, một tay dùng dao rạch dọc vỏ bầu, nhẹ nhàng đặt bầu cây vào hố tránh làm vỡ bầu. Sau đó, điều chỉnh cây cho ngay ngắn rồi lột vỏ bầu ra ngoài. Giữ cây thẳng đứng, dùng tay vun lớp đất mịn ở xung quanh vào gốc cây, lấp dần đất bột xung quanh bầu, lấp đến đâu ấn nhẹ đến đó từ phía ngoài vào, không ấn vào bầu đất của cây. Lấp đất đầy lên trên mặt đất cũ của bầu từ 1-2cm, tạo thành hình mâm xôi, hình mu rùa xung quanh gốc cây đường kính khoảng 0,6-0,8m.
Kỹ thuật trồng Cây Dầu Rái Trồng
Cây Dầu Rái cơ bản
Khi trồng, một tay đỡ bầu, một tay dùng dao rạch dọc vỏ bầu, nhẹ nhàng đặt bầu cây vào hố tránh làm vỡ bầu. Sau đó, điều chỉnh cây cho ngay ngắn rồi lột vỏ bầu ra ngoài. Giữ cây thẳng đứng, dùng tay vun lớp đất mịn ở xung quanh vào gốc cây, lấp dần đất bột xung quanh bầu, lấp đến đâu ấn nhẹ đến đó từ phía ngoài vào, không ấn vào bầu đất của cây. Lấp đất đầy lên trên mặt đất cũ của bầu từ 1-2cm, tạo thành hình mâm xôi, hình mu rùa xung quanh gốc cây đường kính khoảng 0,6-0,8m.
Đối với cây con 3 tháng tuổi
Nên áp dụng phương thức nông lâm kết hợp. Trước tiên, phải phát dọn hoặc đốt toàn diện thực bì trước tháng 4. Sau đó, cày hoặc cuốc toàn diện để ải đất tránh sâu bệnh. Hố đào kích thước 30x30x30cm, cự ly 3x4m; mật độ 550 cây/ha.
Khi cây còn nhỏ, giữa 2 hàng Dầu Rái trồng xen Đậu Xanh, Đậu Phộng hoặc Mỳ. Ở các vùng Tây Nguyên, Bình Phước, Bình Dương .. người dân có điều kiện thì trồng Đậu Xanh để thu hoạch. Còn nếu không có điều kiện thì trồng Cây Đậu Dại giữa khoảng. Trồng các Cây Họ Đậu có nhiều tác dụng. Thứ nhất, có thể kết hợp mang lại thu nhập cũng khá tốt theo mùa cho bà con nông dân. Đay là nguồn thu quay vòng cho 03 năm đầu, trước khi cây lớn. Và bà con cũng có nguồn thu để chờ được khi cây lớn. Thứ 02, các Cây Họ Đậu có rễ giữ và cố định đạm cho đất. Trồng 2 -3 năm để Cây Dầu Rái có thêm nguồn sinh dưỡng. Lá cây, mùn cây cũng giúp cho đất ẩm. Thứ 03, là trồng Cây Đậu thì cỏ dại đỡ mọc, đỡ phải mất công làm cỏ ăn mất phần của Cây Dầu Rái.
Đối với cây giống 14 tháng tuổi
Lúc này, cây đủ lớn để thoát khỏi lớp thực bì. Bà con ta có thể trồng theo rạch. Chặt bỏ tầng cây phía trên, tận dụng củi và dọn thực bì theo băng, giữ lại lớp thảm tươi cao không quá 4-5m. Mở rạch có chiều rộng bằng chiều cao của lớp thảm tươi. Kích thước hố 40x40x40cm. Mật độ trồng 500-800 cây/ha.